0
Lê là một trong các họ phổ biến nhất ở Việt Nam. Lê cũng là một trong các họ của Trung Quốc, họ này thường xuất hiện ở miền Nam Trung Quốc (Quảng Đông - Hồng Kông). Tuy nhiên, theo gia phả của họ Lê, dòng họ này được coi là thủy tổ của người Việt từ thời khai thiên lập địa bắt đầu với dân tộc Lạc Việt đến Đại Việt. Đặc biệt, họ cho rằng dòng họ này chỉ tồn tại ở nước Việt.


Ký tự Latinh của họ này thường được biết là: Lai hoặc Le, có thể gây nhầm lẫn với họ Lý là Lee. Tuy nhiên theo phát âm hán tự thì vẫn được đọc là lý.

Tại Trung Quốc, có các thuyết sau về nguồn gốc của họ Lê tại quốc gia này:

* Hậu duệ của bộ tộc Cửu Lê.
* Nước Lê (ngày nay là huyện Lê Thành, địa cấp thị Trường Trị, Sơn Tây, Trung Quốc) là chư hầu của nhà Thương, sau bị Tây Bá hầu Cơ Xương tiêu diệt. Đến khi Chu Vũ Vương thi hành chế độ phong kiến, phong tước cho các hậu duệ của Đế Nghiêu. Hậu duệ của những người cai trị nước Lê được phong tước hầu. Con cháu sau này lấy tên nước làm họ, do đó mà có họ Lê.
* Giai đoạn Ngũ Hồ loạn Hoa thời kỳ Nam-Bắc triều, những người Tiên Ti di cư từ phương Bắc xuống Trung Nguyên, sau bị Hán hóa và cải họ thành họ Lê. Ngụy thư quan thị chí có viết "Tố Lê thị hậu cải vi Lê thị".
* Một chi trong Thất tính công của người Đạo Tạp Tư (Taokas) ở miền tây Đài Loan sau bị Hán hóa, đã giúp đỡ nhà Thanh dẹp yên cuộc nổi dậy của Lâm Sảng Văn nên được Càn Long ban cho họ Lê.


Họ Lê với việc xây dựng Miền đồng bằng Sông Hồng
Một số dòng họ Lê lâu đời nhất
Họ Lê Đột- Phong Mỹ-Xuân Tân-Thọ Xuân-Thanh Hóa (Tổ họ của 2 triều Tiền Lê và Hậu Lê)

Dòng tộc Lê Đột là một dòng họ lớn của nước ta. Dòng họ đã có mặt rất sớm trên đất nước Đại Việt (cách ngày nay trên ngàn năm).Dòng họ đã sinh ra nhà vua Lê Hoàn lập nên triều Tiền Lê và nhà vua Lê Lợi lập nên triều Hậu Lê. Đó là các triều đại nổi tiếng trong lịch sử nước ta.

Tổ tiên dòng họ Lê Đột có đến 3 giả thuyết:

a-Tổ tiên dòng họ từ ngoài Bắc di cư vào Thọ Xuân, Thanh Hóa. Theo tài liệu (về quan hệ phả hệ của dòng họ Lê Đột do Lê Túc (sinh sống ở Hà Nội) biếu họ Lê Đột (tài liệu viết ngày 10/2/1996)) : từ thời Hai Bà Trưng có tướng quân Lê Hiệp (Căn kỷ Công chúa-có đến thờ ở thôn Thượng Mạo –Phú Lương – Thanh Oai-Hà Đông cũ)thuộc tổ tiên dòng họ Lê Đột.

b-Tổ tiên dòng họ Lê Đột xa xưa định cư ở Đông Sơn, Thanh Hóa di cư dần về phía tây Thanh Hóa theo sông Chu, sông Cầu chày. Trước thời Ngô Quyền ở Đông Sơn đã có dòng họ Lê Sương (dân bản địa) và họ Lê Ngọc di cư từ Trung Quốc đến (đời Tùy) (Các cứ liệu lấy từ các bộ sử: Đại Việt sử ký toàn thư (của Ngô Sĩ Liên), Đại Việt sử ký –Tiền biên (của Ngô Thì Sĩ), Việt sử lược... và các tài liệu viết về lịch sủ (sau Cách mạng tháng tám)).

c-Tổ tiên dòng họ Lê Đột là dân bản địa thuộc dòng Việt cổ có quan hệ khá gần gũi với người Mường bản địa (cụ Lê Luyến có hai người con được phong tước hiệu là Đạo Lương, Đạo Lường theo tước hiệu Lang đạo thuộc xứ Mường Phúc địa cổ).

Cụ tổ Lê Đột định cư ở thôn Phong Mỹ vào khoảng thế kỷ thứ 9. Ông là người đầu tiên khai phá, lập làng, sắc phong thời Hậu Lê có câu: “...Lê Quan Sát quản cư thử ấp Thuần Mỹ thôn” (Lịch sử và truyền thống làng Phong Mỹ-Chủ biên Lê Bá Nho-UBND xã Xuân Tân in ấn và ban hành năm 2001)

Theo tài liệu của Lê Túc (hậu duệ dòng Lê Lợi) : Cụ Lê Đột sinh Lê Lộ. Lê Lộ sinh hai con trai là Lê Thái Vương (sinh Lê Hoàn phát triển thành nhà tiền Lê) và Lê Luyến ( Lê Quan Sát). Lê Luyến sinh ba con trai: Lê Đại Lương (Đạo Lương), Lê Đức (tự là Nhân Đức) phát triển thành dòng họ Lê ở Phong Mỹ và Lê Nhân Lương (Đạo Lường phát triển thành nhà Hậu Lê-Lê Lợi).

* Nhánh Lê Hoàn

Nhánh này lập nên nhà Tiền Lê kéo dài 29 năm (980-1009). Nhà vua Lê Hoàn có 11 hoàng tử và một con nuôi đều được phong vương trấn trị ở Phù Đái (Hải Phòng), Phong Châu (Phú Thọ), Phù Lan – Đằng Châu – Mạc Liên (Hưng Yên), Ngũ huyện gia – Cổ Lãm (Bắc Ninh), Đỗ Động (Hà Tây cũ), Vũ Lũng (Thanh Hóa), Diễn Châu (Nghệ An). Do tranh dành quyền lực nội bộ, để tránh bị hại nhiều hoàng tử và gia đình bỏ trốn chạy không để lại dấu vết. Hiện nay chỉ mới sâu chuỗi được Lê Tần (xuất hiện đời Nhà Trần) và nhánh Lê Long Việt gồm các chi: Lê Bá Anh, Lê Danh. Lê Bá Em, Lê Đắc (và 2 chi thất truyền) cư ngụ tại thôn Phương La Đông (Xá Đông) xã Tam Giang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.

* Nhánh Lê ở Phong Mỹ

Thủa ban đầu dòng họ Lê (Lê Luyến rồi Lê Đức) có hai đến ba chi, quây quần bên nhau ở khu Ngõ Thượng, thôn Phong Mỹ (đó là gò đất cao nhất làng có độ cao so với mặt biển là 10m, không bị ngập lụt do sông Cầu Chày gây ra hằng năm). Sau này dòng họ phát triển thành năm chi ở thôn Phong Mỹ, gồm các chi: Lê Hữu, Lê Bá, Lê Đình, Lê Văn, Lê Viết và một chi “họ Đồng chiêm” ở Đồng Văn (Đông Sơn Thanh Hóa). Con cháu dòng họ Lê Luyến-Lê Đức ở cố định làm ruộng tại thôn Phong Mỹ. Chỉ có một số ít rời khỏi làng đi nơi khác (như chi Lê Viết có người lập nghiệp ở Đông Sơn, Thanh Hóa, chi Lê Đình có người đi lập nghiệp ở Hà Nội).Chi Lê Đình, Lê Bá thường có nhiều con cháu học hành đỗ đạt cao, một số người làm quan thời Trần, thời hậu Lê. Chi Lê Hữu, Lê Văn, Lê Viết thường có con cháu tham gia các chức sắc địa phương.

* Nhánh Lê Lợi

Nhánh này lập nên nhà Hậu Lê kéo dài 356 năm (từ 1428 đến 1788). Từ 3 chi ở Lam Sơn (Thọ Xuân Thanh Hóa). Cuối thời Hậu Lê phát triển liên tiếp 30 đời (143 gia đình) phân bổ từ ngoài Bắc vào đến miền Trung (Quảng Nam).

Qua các thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc và sau cách mạng tháng 8, con cháu dòng họ Lê Đột đã không ngừng đóng góp vào việc giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước, xứng đáng với truyền thống vinh quang của dòng tộc. Ngày nay (thế kỷ 20 và 21) con cháu hậu duệ nhà Lê Đột định cư trên nhiều tỉnh kéo dài từ ngoài Bắc đến trong Nam. Nhiều con cháu họ Lê Đột đã trở thành các chiến sỹ, lãnh tụ cách mạng, các tướng lĩnh quân đội, các nhà khoa học, kỹ thuật, các nhà hoạt động chính trị - xã hội, các nhà nghiên cứu, các nhà văn, nhà thơ...có danh tiếng, các doanh nhân thành đạt.
Họ Lê thôn Phương La Đông (Xà Đông), Tam giang, Yên Phong, Bắc Ninh, hậu duệ của Hoàng Đế Lê Trung Tông

Hậu duệ của Hoàng đế Lê Trung Tông trốn chạy về Ngã Ba Xà cách đây đã hơn 1000 năm. Trong phả tộc ở thôn Phương La Đông ( Xà Đông), xã Tam giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có ghi như sau: vợ vua Lê Trung Tông “đã cùng một số thân thuộc trốn chạy về Vũ Bình Khẩu lánh nạn, rồi sinh con và định cư ở đây, dần dần phát triển thành một dòng họ lớn”. Tại thôn Phương La Đông (Xà Đông) hiện còn lưu giữ tộc phả của 6 chi thuộc hậu duệ Hoàng Đế Trung Tông, đó là các chi Lê Bá, Lê Danh, Lê Đắc và 3 chi khác đã bị thất truyền. Ông tộc trưởng Lê Bá Duyệt cho biết đến nay đã có 38 đời của dòng họ ông sinh sống trên dải đất dọc sông Cầu này.

Như vậy con cháu Lê Hoàn đã có mặt ở khu vực Ngã Ba Xà hơn 1000 năm. Việc hậu duệ vua Trung Tông cùng các trung thần nhà Tiền Lê về Vũ Bình Khẩu, nơi rất gần thành Đại La cho thấy họ vẫn nuôi hy vọng thực hiện điều mong ước của Lê Hoàn là dời đô về Thăng Long để xây dựng một nước Đại Cồ Việt hùng mạnh.

Chính các đại sư cùng về Ngã Ba Xà, những người đã từng đi chiến trận với Lê Hoàn và cùng chịu đựng gian khổ với hậu duệ của đức vua, họ là những trí thức thời bấy giờ chứ không phải ai khác đã viết và ngâm lên bài thơ “Nam quốc sơn hà” và tham gia đánh tan quân Tống trên bờ sông Như Nguyệt.
Họ Lê với Quá trình Nam tiến - phần Miền Trung
Sơ lược về vùng đất từ Quảng Bình đến Bình Định giai đoạn từ thời Hùng Vương đến 1802
Lược sử các tộc Lê đặc trưng

Họ Lê với Quá trình Nam tiến - phần Miền Nam
Những người Việt Nam họ Lê nổi tiếng

* Lê Hồng Phong (1902 – 6 tháng 9 năm 1942) là Tổng bí thư thứ 2 của Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1935 đến 1936.
* Lê Đức Anh: Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 đến tháng 12 năm 1997.
* Lê Hồng Anh: Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam.
* Lê Công Tuấn Anh, (nam) diễn viên điện ảnh Việt Nam
* Lê Cung Bắc, diễn viên, đạo diễn, NSƯT
* Lê Duẩn, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
* Lê Dung, Nghệ sĩ nhân dân
* Lê Văn Dũng: Đại tướng, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
* Lê Quý Đôn, nhà bác học thời Lê-Trịnh
* Lê Khả Kế (1918-2000), Nhà Từ điển học hàng đầu của Việt Nam.
* Lê Hựu Hà, Nhạc sĩ Việt Nam
* Lê Thanh Hải: Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X.
* Lê Đại Hành (Lê Hoàn), vua sáng lập nhà Tiền Lê
* Lê Hoàng, Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ
* Lê Hoàng, đạo diễn điện ảnh của Việt Nam (phim Gái nhảy).
* Lê Minh Hoàng, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, nguyên Giám đốc Công ty Điện lực TP.HCM; Bị cáo trong Vụ điện kế điện tử năm 2009.
* Lê Minh Hương: Thượng tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam
* Lê Văn Hưu, nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký nay không còn nhưng được sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư
* Lê Văn Khôi, thủ lĩnh cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn ở thành Phiên An
* Lê Văn Lan, Giáo sư sử học.
* Lê Quang Linh, ca sĩ dòng dân ca Việt Nam.
* Lê Mã Lương, Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Anh hùng Lực lượng Vũ trang; Giám đốc Bảo tàng Quân đội.
* Lê Huy Ngọ, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Việt Nam), Nguyên Trưởng Ban Phòng chống Bão lụt Trung ương.
* Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam
* Lê Trọng Tấn: Đại tướng, nguyên Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
* Lê Văn Thiêm: nhà toán học Việt Nam.
* Lê Đức Thọ, Chính khách Việt Nam
* Lê Đức Thúy, Tiến sĩ, cựu thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
* Lê Thái Tổ (Lê Lợi), vua sáng lập nhà Hậu Lê
* Lê Thánh Tông, vua anh minh nhất nhà Hậu Lê
* Lê Tiến Thọ, NSND Thứ trưởng bộ Văn Hóa, Thể thao & Du Lịch
* Lê Hữu Trác, Danh y Việt Nam, thường được gọi là Hải Thượng Lãn Ông.
* Lê Bá Khánh Trình, nhà toán học Việt Nam.
* Lê Văn Trọng: danh tướng Việt Nam.
* Lê Xuân Tùng: nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII.
* Lê Thế Tiệm: Thượng tướng, thứ trưởng Bộ Công an
* Lê Lai: Tướng của Lê Lợi đã liều mình cứu ông này
* Lê Phong: Cháu 9 đời của Lê Lợi
* Lê văn Đại:lĩnh vực kinh tế
* Lê Công Vinh: Cầu thủ bóng đá xuất xắc, đắt giá nhất Việt Nam năm 2009
* Lê Phụng Hiểu: Người có công lớn phò vua Lý Thái Tông lên ngôi hoàng đế
* Lê Văn Thịnh: Thủ khoa đầu tiên trong lịch sử thi cử Việt Nam
* Lê Văn Duyệt: Công thần thời nhà Nguyễn
* Lê Duy Mật: Hoàng tộc nhà Lê người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại chúa Trịnh suốt 30 năm
* Lê Ngọc Hân: Công chúa con vua Lê Hiển Tông, hoàng hậu của vua Quang Trung

Những người Trung Quốc họ Lê nổi tiếng

* Lê Cảnh Hi, nhà thư pháp nổi tiếng thời Bắc Chu.
* Lê Nguyên Hồng, tổng thống Cộng hòa Trung Hoa sau Viên Thế Khải
* Lê Dân Vĩ, người khai sinh nền điện ảnh Hồng Kông
* Lê Minh, nam ca sĩ, diễn viên Hồng Kông
* Lê Tư, nữ diễn viên Hồng Kông
* Lê Cường, Chính trị gia nổi tiếng
Bài kế
Bài đăng Mới hơn
Bài trước
Đây là bài sau cùng.

Đăng nhận xét

 
Top